Trang chủ>>Tin hoạt động>>Hải quan điện tử

Hải quan điện tử

1)    Bối cảnh ra đời của Hải quan điện tử

Trên cơ sở lộ trình cải cách hành trính, hiện đại hóa hải quan và dựa trên luật Hải Quan sử đổi vừa được Quốc Hội Khóa XI, kỳ họp thứ 7 thông qua tháng 5-2005, đồng thời từng bước cải cách hoạt động nghiệp vụ hải quan theo hướng phù hợp với chauanr mực của hải quan hiện đại trong khu vực và thế giới, chuyển đổi từ thủ tục hải quan công sang thủ tục hải quan điện tử, để góp phần đẩy mạnh cải cách hành chính trong ngành Hải Quan, giúp cho ngành Hải Quan nước ta tương thích với Hải Quan trong khu vực và phù hợp với tiến trình hội nhập, nhất là trong bối cảnh chúng ta hội nhập WTO, ngày 20/6/2005 Chính Phủ đã ban hành Quyết định số 149/2005/QĐ-TTG về việc thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử, ngày 19/7/2005 Bộ Tài Chính ban hành Quyết định số 50/2005/QĐ-BTC ban hành quy trình thực hiện thí điểm thủ tục hải quan điện tử đối với hàng hóa xuất nhập khẩu.

 

Hải quan điện tử

 

2)    Nội dung của thủ tục hải quan điện tử

Thủ tục hải quan được thực hiện bằng các phương tiện điện tử thông qua hệ thống xử lý dữ liệu điện tử của cơ quan hải quan. Hồ sơ hải quan điện tử bảo đảm toàn vẹn, có khuôn dạng chuẩn và có giá trị pháp lý như hồ sơ hải quan giấy. Thực hiện các quy định về việc người khai hải quan được tự khai, tự nộp thuế và các khoản thu khác. Áp dụng hình thức nộp hàng tháng đối với lệ phí làm thủ tục hải quan. Cơ quan hải quan thực hiện thủ tục hải quan trên cơ sở hồ sơ hải quan điện tử do doanh nghiệp gửi tới, quyết định thông quan dựa trên hồ sơ điện tử do doanh nghiệp khai, quyết định việc kiểm tra hải quan dựa trên kết quả phân tích thông tin từ cơ sở dữ liệu của hải quan và các nguồn thông tin khác. Máy tính sẽ tự phân luồng ( xanh, vàng, đỏ ), sau đó cơ quan hải quan duyệt phân luồng, thông báo số tờ khai để doanh nghiệp in ra mang đến các cửa khẩu cảng – nơi có hàng hóa xuất nhập khẩu làm thủ tục thông quan hàng hóa.
-    Luồng xanh ( chấp nhận thông tin khai hải quan điện tử và thông quan ) thì hải quan sẽ cấp cho doanh nghiệp số đăng ký dữ liệu của hệ thống. Sau đó doanh nghiệp in tờ khai điện tử ra làm 2 bản trình lại cho giám đốc doanh nghiệp ký tên, đóng dầu, rồi mang tờ khai điện tử đến văn phòng hải quan điện tử đặt tại cảng, cửa khẩu. Nhân viên văn phòng sẽ kiểm tra lại nội dung tờ khai có phù hợp với thông tin lưu trên mạng đường truyền hay không.
-    Luồng xanh ( hàng hóa cần kiểm tra hồ sơ giấy ) thì doanh nghiệp mang hồ sơ đến chi cục hải quan điện tử để kiểm tra 2 nội dung: nếu thuộc luồng xanh thì doanh nghiệp mang tờ khai đi lấy hàng bình thường, còn thuộc Luồng Đỏ ( cần phải kiểm tra thực tế ) thì phải có sự kết hợp giữa Hải Quan Điện Tử và Hải Quan Cửa Khẩu để kiếm tra thực tế đúng hết thì thông quan ngay.

Thông quan điện tử không phải là một ưu đãi về thuế hay về thủ tục mà là thay đổi phương pháp quản lý. Từ việc quản lý thủ công từ lô hàng xuất nhập khẩu chuyển sang quản lý bằng trang thiết bị hiện đại. Và điều đó sẽ thuận tiện cho cả cơ quan hải quan và doanh nghiệp. Cách làm này giúp cơ quan hải quan chuyển từ kiểm tra, kiểm soát từng lô hàng  sang quản lý toàn bộ thông tin về quá trình hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp, tăng cường chống buôn laauh, gian lận thương mại và hạn chế thất thu thuế. Giảm sự ách tắc trong quá trình làm thủ tục thông quan hàng hóa khiến cho hàng hóa phải bị lưu kho tại cảng hoặc cuawar khẩu, tốn thên chi phí, thời gian, còn cơ quan hải quan cũng phải vất vả khi phải tiến hành thông quan thủ công một khối lượng hàng hóa khổng lô như hiện nay. Thay vì phải đến từng chi cục hải quan cửa khẩu để khai báo lô hàng xuất nhập khẩu, doanh nghiệp sẽ khai báo qua hệ thống mạng điện tử. Trung tâm dữ liệu thông tin hải quan tỉnh, thành phố sẽ tiếp nhận và xử lý dữ liệu. Các khâu kiểm tra, giám sát tại cửa khẩu được trợ giúp bằng máy móc, hạn chế việc kiểm hóa tràn lan.

3)    Lợi ích của Hải Quan Điện tử mang lại

a)    Rút ngắn thời gian thông quan, tiết kiệm được chi phí

Trước đây để làm thủ tục hải quan cho một lô hàng, doanh nghiệp cần ít nhất 7-8 tiếng, thế nhưng với thủ tục hải quan điện tử thì có thể chỉ mất 2-3 phút cho một lô hàng. Chỉ với một chiếc máy tính nối mạng với cơ quan hải quan, doanh nghiệp kê khai các thông tin theo yêu cầu chuẩn xác đã có thể được cơ quan hải quan xác nhận hoàn thành thủ tục trên hệ thống.
Việc rút ngắn thời gian thông quan không những giúp doanh nghiệp giải phóng nhanh chóng, tiết kiệm được chi phí lưu kho, lưu bãi… mà còn tránh cho doanh nghiệp phải đi lại nhiều lần, tiết kiệm được thời gian và chi phí, chưa kể việc mỗi nơi lại vận dụng văn bản chính sách chưa thống nhất.

b)    Giảm bớt các thủ tục hành chính

Thủ tục hải quan điện tử bước đầu chuyển đổi phương thức quản lý từ truyền thống sang hiện đại, từ quản lý giao dịch sang quản lý doanh nghiệp, từ xử lý trên giấy tờ sang xử lý trên máy .

c)    Tăng trách nhiệm của doanh nghiệp

Đối với thủ tục hải quan, khi tham gia doanh nghiệp sẽ phải tự tính thuế, tự lưu giữ các chứng từ, hồ sơ và tự chịu trách nhiệm trước pháp luật. cơ quan hải quan còn có nhiều cơ chế giám sát khác như : kiểm tra sau thông quan, doanh nghiệp đã từng vi phạm, khai báo sai… Nếu qua quá trình làm việc cơ quan hải quan phát hiện doanh nghiệp nào vi phạm thì  những thông tin này sẽ được cập nhật, lưu giữ và cảnh báo bởi cơ sở dữ liệu của hải quan. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến việc phân loại doanh nghiệp cũng như phân luồng hàng hóa xuất nhập khẩu khi doanh nghiệp làm thủ tục hải quan. Do đó việc sử dụng thủ tục hải quan điện tử sẽ làm các doanh nghiệp nâng cao vai trò trách nhiệm trong hoạt đông xuất nhập khẩu.

d)    Giảm bớt khối lượng công việc cho cơ quan hải quan

Thực hiện thủ tục hải quan điện tử giúp cho cơ quan hải quan giảm được khối lượng lớn công việc so với thủ tục hải quan truyền thống. Nếu như theo thủ tục hải quan truyền thống khi doanh nghiệp đăng ký tờ khai cơ quan hải quan phải kiểm tra thông tin về doanh nghiệp và thông tin hàng hóa bằng cách nhập lại toàn bộ các tông tin trên tờ khai về hệ thống dữ liệu cơ quan hải quan thì với thủ tục hải quan điện tử cơ quan hải quan đã có sẵn các dữ liệu theo khai báo của doanh nghiệp và hệ thống sẽ tự động liên kết các cơ sở dữ liệu với nhau để kiểm tra, đối chiếu và báo cáo kết quả.
Với bộ máy tổ chức gọn nhẹ, quy trình thủ tục đơn giản, ít sử dụng hồ sơ giấy, một công chức hải quan có thể xử lý nhiều công việc khác nhau. Thông quan hệ thống, các khâu nghiệp vụ được tuần tự tiến hành, tiết kiệm thời gian luân chuyển và trình ký hồ sơ. Do đó, thời gian thông quan hàng hóa nhanh hơn nhiều lần so với quy trình thủ tục hải quan truyền thống.
Không những vậy, hải quan điện tử còn cho phép thực hiện việc quản lý thông tin theo cả một quá trình hoạt động của doanh nghiệp, chư skhoong chỉ riêng từng lô hàng. Từ đó, khối lượng công việc giảm, hiệu quả công việc nhanh, đáp ứng được kịp thời yêu cầu về thời gian cho doanh nghiệp, đồng thời tiết kiệm được nhân lực, tiết kiệm được chi phí cho quốc gia.


>